Cây cỏ mọc um tùm trên dải phân cách
Dù đang đứng thứ 8 trên bảng xếp hạng, nhưng đội bóng phố núi đang là đội bất bại trên sân nhà ở mùa giải năm nay. Qua 6 trận đấu sân nhà ở lượt đi, đội quân của HLV Vũ Tiến Thành thắng 2 hòa 4, điều này cho thấy sân Pleiku đã trở thành thánh địa an toàn của HAGL. Trận đấu này, HAGL có sự góp mặt của cầu thủ Châu Ngọc Quang nên họ càng lợi hại hơn ở những pha triển khai bóng tấn công cũng như dứt điểm cầu môn.Trong khi đó, với đội hình toàn sao, được đầu tư lớn, nhưng CLB Hà Nội thiếu ổn định, vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng chưa khiến bầu Hiển hài lòng. Mục tiêu của HLV Makoto Teguramori là chiến thắng tại phố núi để giúp CLB Hà Nội (20 điểm) rút ngắn điểm số với đội Thể Công Viettel đang dẫn đầu bảng với 25 điểm.Để làm được điều này, đội khách cần phải dứt điểm tốt hơn. Các chân sút chủ lực của đội bóng thủ đô như Nguyễn Văn Quyết, Pedro, Hai Long… cần phải tận dụng tốt cơ hội có được để giúp HLV người Nhật Bản có màn ra mắt hoàn hảo.Ăn cả 5 giác quan, mỹ vị đẹp mắt, thanh tao nhẹ nhàng với món ăn Tết
Theo đó, phía Trung tâm sẽ tổ chức tuyến xe buýt 152 (KDC Trung Sơn - Bến Thành - sân bay Tân Sơn Nhất), tuyến 109 (bến xe buýt Sài Gòn - sân bay Tân Sơn Nhất) và tuyến không trợ giá 72-1 (sân bay Tân Sơn Nhất - đường cao tốc - bến xe Vũng Tàu) có điểm đầu cuối ở trong sân bay. Còn tuyến 103 (bến xe buýt Chợ Lớn - bến xe Ngã tư Ga) sẽ chạy vòng vào sân bay đón khách ra ngoài. Trường hợp lượng khách thông qua sân bay quá đông đúc, trung tâm điều chỉnh tăng chuyến theo nhu cầu thực tế.Bốn tuyến xe buýt này đưa khách từ sân bay ra khu vực như công viên Gia Định, công viên Hoàng Văn Thụ. Từ đây khách dễ dàng lên nhiều tuyến buýt khác hoặc đi taxi, xe công nghệ… để tiếp tục hành trình.Đặc biệt, năm nay trung tâm đã phối hợp Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất để nắm bắt tình hình hành khách qua cảng hằng ngày nhằm kịp thời phối hợp với Công ty Futabuslines và các đơn vị liên quan tính toán, điều chỉnh số chuyến các tuyến cho phù hợp giờ đáp các chuyến bay theo lịch. Đồng thời, tuyến 109 có lịch chạy 24/24 đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách.Ngoài ra, các đơn vị đang phối hợp nghiên cứu tổ chức 2 xe buýt tăng cường loại 30 chỗ, hoạt động theo loại hình trung chuyển, chở khách miễn phí. Xe dự kiến đậu tại bãi đệm phía trước ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, hoặc vị trí khác thích hợp sau khi các bên thống nhất. Hai xe buýt dự kiến đưa vào hoạt động từ 23 - 27.1 (24 - 28 tháng chạp) và ngày 1 - 5.2 (mùng 4 - 8 tháng giêng). Trường hợp sân bay đông khách và nhận được yêu cầu giải toả, xe buýt sẽ chạy theo lộ trình: ga quốc tế - ga quốc nội - bãi đậu xe trên đường Hồng Hà - ga quốc tế. Phương án này giúp giảm ùn ứ nếu khách đông mà taxi, xe hợp đồng không đủ đáp ứng. ■ Tuyến xe buýt số 152 (KDC Trung Sơn - Bến Thành - sân bay Tân Sơn Nhất) mỗi ngày có 80 chuyến, từ 5h15 đến 19h.Lộ trình lượt về từ sân bay Tân Sơn Nhất (ga quốc tế) - điểm đón khách tại làn B ga quốc nội - đường Trường Sơn - đường Trần Quốc Hoàn - đường Hoàng Văn Thụ - đường Nguyễn Văn Trỗi - đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - đường Hàm Nghi - đường Lê Lai - đường Phạm Hồng Thái - đường Nguyễn Thị Nghĩa - đường Nguyễn Thái Học - đường Trần Hưng Đạo - đường Nguyễn Văn Cừ - cầu Nguyễn Văn Cừ - đường Dương Bá Trạc - đường 9A - chỗ đậu xe buýt cuối đường số 10 (KDC Trung Sơn).■ Tuyến 109 (bến xe buýt Sài Gòn - sân bay Tân Sơn Nhất) hoạt động 24/24 giờ ngày Tết, số chuyến căn cứ tình hình khách.Lộ trình đi từ sân bay đến bến xe buýt Sài Gòn: sân bay Tân Sơn Nhất (ga quốc tế) - điểm đón khách tại làn B ga quốc nội - sân bay Tân Sơn Nhất (ga quốc nội) - đường Trường Sơn - đường Trần Quốc Hoàn - đường Hoàng Văn Thụ - đường Nguyễn Văn Trỗi - đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - đường Hàm Nghi - đường Lê Lai - bến xe buýt Sài Gòn (Q.1).■ Tuyến 103 (bến xe buýt Chợ Lớn - bến xe Ngã tư Ga) khoảng 120 chuyến mỗi ngày. Xe có ghé vào đón khách ở ga quốc tế (sân bay Tân Sơn Nhất) - ga quốc nội - đường Trường Sơn - đường Trần Quốc Hoàn - đường Hoàng Văn Thụ - đường Xuân Diệu - đường Xuân Hồng - đường Trường Chinh - đường Cách Mạng Tháng Tám - đường Trường Sơn - đường Đồng Nai - đường Tam Đảo - đường Thành Thái nối dài - đường Tô Hiến Thành - đường Lý Thường Kiệt - đường 3 Tháng 2 - đường Tạ Uyên - đường Phú Hữu - bến xe buýt Chợ Lớn (khu A).
Mỹ chạy đua tăng viện cho lữ đoàn chủ lực của Ukraine
Gặp Nguyễn Đức Minh Lượng, sinh viên Trường ĐH Gia Định khi chàng trai này đang đợi để chuẩn bị lên xe khách về quê nghỉ tết. Lượng cho biết theo lịch của trường thì ngày 20.1, sinh viên mới bắt đầu nghỉ tết. Tuy nhiên, vì đã hoàn thành thi xong và không còn vướng lịch học nữa nên chàng trai này được về quê nghỉ tết sớm.“Đi học xa nhà mà được về quê nghỉ tết sớm mình cảm thấy rất vui, có thêm thời gian ở bên ba mẹ, người thân. Hơn nữa, về sớm nên giá vé xe cũng chưa tăng. Mình về quê ở tỉnh Phú Yên và mua vé với giá 250.000 đồng”, Lượng hào hứng chia sẻ.Đã hơn 4 tháng không được về nhà nên tâm trạng của Lượng vô cùng háo hức. Lượng cho biết năm nay được về quê nghỉ tết trong vòng 1 tháng.Võ Chí Thành, sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã về quê nghỉ tết được hơn 1 tuần.Thành chia sẻ: “Theo lịch của trường thì ngày 27.1, sinh viên mới nghỉ tết, nhưng vì mình đã hoàn thành xong việc học và chỉ đợi tổ chức lễ tốt nghiệp nên năm nay được về quê nghỉ tết sớm”.Thành cho biết về quê từ ngày 31.12 để ăn Tết Dương lịch 2025 cùng với gia đình và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán. “Mọi năm vì vướng lịch học và đi làm thêm nên mình về quê nghỉ tết muộn hơn. Tranh thủ năm nay được về nhà sớm, mình sẽ phụ giúp ba mẹ chuẩn bị chu đáo đón tết. Năm nay, tuy kinh tế vẫn còn khó khăn nhưng gia đình mình cũng đã vượt qua được và mong đón một năm mới tốt đẹp hơn”, Thành tâm sự.Tương tự như Thành, Trần Đình Trường Giang, sinh viên năm cuối, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cũng đã chạy xe máy từ TP.HCM về tỉnh Quảng Nam nghỉ tết được vài ngày nay. Giang cho hay: “Mình về quê nghỉ tết từ ngày 3.1. Đây là năm đầu tiên kể từ lúc đi học xa nhà bản thân được về quê nghỉ tết sớm như vậy, mọi năm phải đến ngày 20 âm lịch”.Giang chia sẻ lý do được về quê nghỉ tết sớm là vì đang học năm cuối, lịch học không quá dày, cộng thêm đã hoàn thành xong kỳ thi. Đi học xa nhà nên mỗi năm Giang được về quê khoảng 2 lần. Với Giang, mỗi lần được về quê là vô cùng hào hứng, phấn khởi. Đặc biệt là về quê nghỉ tết thì tâm trạng càng vui hơn nhiều. “Khi về quê sớm mình đã có rất nhiều dự định, như: thăm họ hàng, gặp gỡ bạn bè, phụ ba mẹ dọn dẹp, trang trí nhà cửa để chuẩn bị đón tết… Tuy năm nay về sớm nhưng hiện tại ở quê mình cũng đã bắt đầu có không khí tết rồi”, Giang vui vẻ nói.Những ngày gần đây, phòng ký túc xá của Đặng Anh Nhật, sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM trở nên trống trải hơn. Bởi vì, đa số các thành viên ở chung phòng với nam sinh này đã về quê nghỉ tết sớm. “Phòng mình có 6 người nhưng hiện tại chỉ còn có 2 vì các thành viên khác đã về quê nghỉ tết. Nhìn mọi người lần lượt về quê nghỉ tết sớm mà mình cũng nôn nao. Thế nhưng, một tuần nữa mình mới được về”, Nhật cho hay.Bên cạnh đó, cũng có những người vì nhiều lý do mà phải về quê nghỉ tết rất trễ. Anh T.C.H (38 tuổi), quê ở tỉnh Phú Yên, đang làm việc trên đường Thành Thái, Q.10 (TP.HCM), chia sẻ ngày 29 tết anh mới được về quê. Bởi lẽ công việc của anh H. là một nhân viên bán cây cảnh nên 6 năm nay hầu hết năm nào cũng về quê rất muộn. “Tuy về trễ thì giá vé tàu, xe có cao hơn nhưng bù lại những ngày cận tết là thời gian cao điểm để mình làm việc và kiếm thêm được một khoản tiền để về quê”, anh H. nói.
Ngày 2.2, trung tá Nguyễn Tấn Vạn, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát giao thông (CSGT) Đồng Phú Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước cho biết vừa phát hiện, xử lý 3 nam thanh niên điều khiển xe gắn máy vì có hành vi dán, che biển số xe máy khi đi trên quốc lộ 14.Trước đó, chiều 1.2, trong quá trình tuần tra, kiểm soát, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Trạm CSGT Đồng Phú đã phát hiện 3 trường hợp điều khiển xe máy có hành vi che, dán biển số nhằm mục đích tránh bị xử phạt trong lúc tham gia giao thông.Cụ thể, lực lượng chức năng đã phát hiện tài xế Dương Tiến B. (25 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp) điều khiển xe máy BS 66F1-9855 lưu thông trên quốc lộ 14 có hành vi sử dụng khẩu trang y tế dán lên biển số xe; tài xế Dương Chung H. (22 tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước) điều khiển xe máy BS 62N1-7265 sử dụng băng ken đen dán lên biển số xe và tài xế Nguyễn Tuấn P. (20 tuổi, ngụ tỉnh Đắk Lắk) điều khiển xe máy BS 47F1-495.27 dùng băng keo, giấy che biển số xe khi lưu thông trên quốc lộ 14. Cả 3 trường hợp trên đã bị lực lượng CSGT lập biên bản xử phạt với mức phạt 5 triệu đồng/trường hợp, đồng thời trừ 6/12 điểm giấy phép lái xe trong 1 năm.Trao đổi với Thanh Niên, thượng tá Trần Hữu Dũng, Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước cho biết, với tinh thần "xuyên đêm, xuyên tết", thượng tôn pháp luật "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", lực lượng CSGT toàn tỉnh đã triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông phục vụ người dân vui chơi, du xuân, đồng thời kiểm soát chặt, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm luật Giao thông đường bộ.Kết quả trong 9 ngày nghỉ tết từ 25.1 đến sáng 2.2 (mùng 5 tết), lực lượng chức năng đã xử lý 696 trường hợp vi phạm nồng độ cồn (trong đó 678 xe máy, 18 xe ô tô các loại); 1.008 trường hợp vi phạm lỗi tốc độ, 14 trường hợp không chấp hành tín hiệu đèn giao thông và 6 trường hợp dương tính với ma túy.
Trường ĐH Y dược TP.HCM lưu ý về ‘điểm thi cao hơn điểm chuẩn vẫn không đậu’
Sáng 9.1, phát biểu khai mạc tại tọa đàm Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, ngày 10.10.2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 41 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ mới.Ông Tịnh đánh giá, hiện khung pháp luật về doanh nghiệp, doanh nhân cơ bản đã tương đối đồng bộ. Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm, thường xuyên chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách.Tuy nhiên, qua rà soát, Bộ Tư pháp nhận thấy, yêu cầu về xây dựng chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Nghị quyết số 41 chưa được cụ thể hóa. Ông mong muốn, tọa đàm sẽ thảo luận, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ việc hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc.Nêu ý kiến tại tọa đàm, TS Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển thị trường tài chính - bất động sản toàn cầu, khẳng định nếu muốn đi vào giai đoạn doanh nghiệp dân tộc, điều đầu tiên các doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện là tuân thủ pháp luật.Ông Hiếu đề nghị cần xem lại các quy định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, để không có sự chồng chéo, đồng thời có chính sách phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn.PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, nguyên Trưởng khoa Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính), cho rằng việc hỗ trợ đối với doanh nghiệp không nên chỉ dành cho doanh nghiệp lớn mà cần có các biện pháp phù hợp để hỗ trợ cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ."Nếu không phát triển được vai trò của kinh tế tư nhân, khó có sự vươn mình", ông Thịnh nhấn mạnh.TS Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), cho biết sau 40 năm đổi mới, Việt Nam có 1 triệu doanh nghiệp, tạo việc làm cho 85% lực lượng lao động, nguồn thu nhập của người dân Việt Nam.Để doanh nghiệp dân tộc có môi trường phát triển, ông Cương đề nghị phải làm truyền thông thật tốt để có thể loại bỏ những quan điểm chưa công bằng với doanh nghiệp tư nhân. Cùng đó, rà soát, lắng nghe trăn trở của các doanh nghiệp, để thấy điều gì chưa ổn thì thay đổi.Ông cũng đề nghị tạo không gian tự do, rộng mở cho khu vực kinh tế tư nhân, lập "chỉ giới đỏ" cho những hành vi bị cấm, tránh rủi ro cho doanh nghiệp. Đồng thời, nâng cấp công nghệ; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nhân…Ông đồng ý với đề nghị về việc doanh nghiệp tham gia xây dựng pháp luật. "Những chính sách cần thiết, phù hợp nhất phải được chính các doanh nhân đề xuất", ông Cương nhấn mạnh.Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến 2030, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới. Một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt.Một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.Tại Hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương hôm qua 8.1, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đặt câu hỏi: "Chúng ta đã nói rất nhiều về việc chuẩn bị "tổ" cho "đại bàng", điều này rất đúng, rất nên làm. Nhưng tại sao chúng ta ít đề cập tới kế hoạch chuẩn bị những "cánh rừng", những "cánh đồng" cho các "đàn ong" lấy hoa làm mật?".Tổng Bí thư cho biết, giai đoạn tới sẽ có khoảng 100.000 lao động rời khỏi khu vực nhà nước do tác động của tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị và 100.000 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương."Vậy Chính phủ có chính sách gì để khu vực ngoài nhà nước có thể tiếp nhận một phần trong số đó? Chính sách gì để phát triển thị trường lao động, thị trường việc làm? Cơ cấu lại nền kinh tế phải có cơ cấu việc làm", Tổng Bí thư nêu.